• Thang máy gia đình

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy ôtô

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy bệnh viện

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy căn hộ

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Hiển thị các bài đăng có nhãn bao-tri-thang-may. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bao-tri-thang-may. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Tìm hiểu hình thức bảo trì thang máy

Bảo trì thang máy là việc làm cần thiết, không thể bỏ qua trong quá trình sử dụng. Đâu còn là cơ sở để thang máy hoạt động ổn định và còn là nền tảng quan trọng cho sự an toàn của thang máy.

Hiện nay bảo trì thang máy có thể chia làm nhiều hình thức khác nhau tùy theo khách hàng lựa chọn hình thức nào để đảm bảo chất lượng ổn định cho thang máy. Tuy nhiên trước khi lựa chọn khách hàng cũng nên tìm hiểu để có những lựa chọn chính xác, hợp lý và tiện dụng đối với thang máy và cả người sử dụng.
Tìm hiểu hình thức bảo trì thang máy


Chúng ta có thể tìm hiểu 3 hình thức bảo trì thang máy dưới đây:

Bảo trì toàn diện.

Hình thức bảo trì này là do nhà cung cấp thang máy sẽ cung cấp gói dịch vụ từ A-Z, họ sẽ chịu mọi trách nhiệm trong việc đảm bảo cho thang máy hoạt động ổn định. Nếu thiết bị có hư hỏng xảy ra họ sẽ có trách nhiệm thay thế đảm bảo sự an toàn cho người dùng. Tuy nhiên loại hình thức bảo trì thang máy này sẽ gây tốn 1 khoản chi phí khá lớn hàng năm cho chủ sở hữu.

Bảo trì chung.


Tìm hiểu hình thức bảo trì thang máy
Đây là hình thức bảo trì được sử dụng nhiều nhất cho loại thang máy hiện nay, chi phí cố định hằng năm dưới dạng hợp đông giao kèo giữa hai bên. Hình thức này có chi phí thấp, nếu các thiết bị cấu tạo thang máy bị hỏng hóc sẽ được thay thế miễn phí nếu có giá trị dưới 100.000 đồng, còn nếu có giá trị trên 100.000 đồng sẽ được thông báo với chủ đầu tư.

Hình thức gọi bảo trì đâu trả tiền đấy.

Có nhiều gia đình tư nhân do thang máy đưa vào sử dụng ít nên sử dụng kiểu bảo trì gọi bảo trì lần nào trả tiền lần đấy. Loại hình thức bảo trì này nhìn qua thì rất rẻ, tuy nhiên đơn vị bảo trì thang máy chỉ có trách nhiệm đến bảo trì ngay lúc đó, họ không có trách nhiệm đảm bảo cho thang máy hoạt động, nếu mỗi lần thang máy xảy ra hư hỏng đột xuất thì họ sẽ đến sửa thang và lấy tiền tiếp. đồng thời khi chủ sở hữu thang máy cần nhưng họ đang bận hoặc đang nghỉ lễ, tết hoặc đêm hôm hoặc họ không thích thì họ có thể không đến.
Mỗi hình thức bảo trì đều có ưu, nhược điểm riêng của nó, tuy nhiên việc lựa chọn hình thức bảo trì nào là tùy khách hàng.

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Chế độ bảo trì thang máy định kỳ

Chế độ bảo trì thang máy định kỳ
a. Điều khoản chung
Hợp đồng bảo trì sửa chữa thang máy định kỳ được tiến hành ký kết sau khi hết hạn hợp đồng bảo hành đối với các sản phẩm của công ty hoặc đối với các loại thang khác khi khách hàng yêu cầu.
b. Hình thức bảo trì toàn diện
Công ty sẽ chịu trách nhiệm trực, sửa chữa, bảo trì giúp đảm bảo cho thang máy có thể hoạt động liên tục và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng khai thác, kinh doanh của khách hàng.
Bảo trì sửa chữa thang máy được tính toán trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khoảng thời gian 7h30 đến 17h, 7h30 đến 22h, 24/24 , kể cả Chủ nhật và các ngày nghĩ lễ.
chế độ bảo trì thang máy định kỳ

c. Hình thức bảo trì thang máy thông thường
Công ty sẽ chịu trách nhiệm trực, sửa chữa, bảo trì sản phẩm thang máy theo chế độ bảo dưỡng theo hợp đồng. Việc thay thế vật tư thiết bị (nếu có) sẽ được công ty thực hiện theo một trong ba phương thức sau :
Đối với chi phí vật tư không quá 100.000 VNĐ (trừ chi phí đèn chiếu sáng), bên B sẽ tự động thay thế miễn phí cho khách hàng.
Đối với chi phí vật tư thay thế không quá 300.000 VNĐ và chi phí cho đèn chiếu sáng, bên B có trách nhiệm thông báo cho bên A về tình trạng hư hỏng và các vật tư cần thay thế để khách hàng ký xác nhận vào “Lệnh công tác”. Việc thanh toán sẽ do bên A thực hiện cùng với các kỳ thanh toán tiền bảo trì dựa trên cơ sở của “Lệnh công tác” đã được bên A ký xác nhận.
Với chi phí vật tư thay thế có giá trị vượt quá 300.000 VNĐ, bên B sẽ cung cấp bảng báo giá nêu rõ chi tiết để bên A thông qua và xác nhận đồng ý trước khi bên B thực hiện. Bên B sẽ không chịu trách nhiệm cho việc gián đoạn hoạt động của thang máy trong trường hợp bên A chậm trễ trong việc xác nhận bảng báo giá của bên B
Bảo trì sửa chữa được tính toán trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khoản thời gian từ 7h30 17h00; 7h30 17h00 hoặc 24/24, kể cả chủ nhật và các ngày nghĩ lễ.
chế độ bảo trì thang máy định kỳ

d. Trách nhiệm của Hưng Phát
1. Đảm bảo có mặt tại hiện trường :
Trong vòng 30 phút kể từ lúc nhận thông báo sửa chữa bằng điện thoại hoặc fax đối với công trình ở nội thành TPHCM, Hà Nội.
60 phút đối với các khu vực ngoại thành
24 giờ đối với các tỉnh thành chưa có văn phòng đại diện của công ty
36 giờ đối với những nơi mà thời gian đến công trình quá 8 giờ bằng xe ô tô
Lưu kho vật tư, phụ tùng thay thế để đảm bảo thay thế ngay cho khách hàng
Thông báo, tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan trong việc sử dụng thang máy và chất lượng của vật tư, linh kiện trong thang máy.
Bảo trì, thay dầu mỡ, vệ sinh, kiểm tra tổng quát mỗi tháng một lần.

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Bản vẽ thiết kế thang máy tải khách

Bản vẽ thiết kế thang máy tải khách thông thường là các bản vẽ có chứa đựng đầy đủ các thông tin, dữ liệu cần thiết để tránh xảy ra tình trạng lãng phí, thiếu hụt kích thước, không cần thiết cho các nhà đầu tư. Bạn nên có trong tay một bộ bản vẽ thiết kế cho thang máy trước khi tiến hành công việc xây dựng hố thang.

Dưới đây là một số thành phần cơ bản của một bản vẽ thiết kế thang máy thông thường:

1. Bản đặc tính kĩ thuật cho thang máy
Bao gồm các thông tin sau:
  • Loại thang
  • Tải trọng
  • Tốc độ
  • Kiểu mở cửa
  • Số điểm dừng
  • Hành trình
  • Kích thước hố thang, kích thước cabin , kích thước cửa tầng
  • Công suất động cơ, nguồn điện động lực, nguồn điện chiếu sáng.
2. Bản vẽ mặt cắt dọc hố thang máy
Hình chiếu đứng toàn bộ hố thang; các thông số như độ âm (PIT), độ cao cửa, độ cao các tầng, chiều cao tầng trên cùng OH, chiều cao phòng máy.
Nếu là hố xây bằng gạch, trong bản vẽ có kích thước chi tiết của dầm bê tông cốt thép cần có ở ba mặt hố và giữa các tầng.
Trên bản vẽ còn có thể biết thêm chi tiết móc treo Palăng trên phòng máy, vị trí đặt máy kéo, dầm đỡ máy, cabin, đối trọng, vị trí để lò xo giảm chấn của cả cabin và đối trọng. Các thông số lực tác động lên hố thang cũng được thể hiện rất chi tiết. Đây là thông số quan trọng để dành cho việc tính toán kết cấu khi xây dựng hố thang.
3. Bản vẽ mặt cắt ngang hố thang
Kích thước chiều rộng hố, kích thước chiều sâu hố, kích thước cửa của hố trước khi xây dựng, kích thước cửa hố thang sau khi xây dựng hoàn thiện.
Vị trí đặt bảng gọi tầng trên hố thang.
4. Bản vẽ mặt cắt ngang phòng máy
Kích thước chiều rộng và chiều sâu phòng máy, kích thước cửa phòng máy.
Vị trí đặt máy, lỗ kéo máy, vị trí móc treo palăng, quạt thông gió, lỗ thông gió vị trí đặt tủ điện.
Trong phòng máy lưu ý vị trí đặt hộp điện nguồn sao cho thuận tiện cho công việc bảo hành, bảo trì sau này.
5. Bản vẽ bao che các cửa tầng
Các mặt cắt thể hiện chi tiết cửa của thang máy.
Chiều rộng cửa lúc trước và sau khi hoàn thiện, chiều cao cửa, kích thước vị trí lỗ để gắn bảng gọi tầng.


Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Lý do cần phải bảo trì thang máy theo định kỳ

Lý do cần phải bảo trì thang máy theo định kỳ

1. Có thể phát hiện sớm các hỏng hóc cần thay thế

Lý do cần phải bảo trì thang máy theo định kỳ

Thang máy là thiết bị máy móc hoạt động lập trình đã định trước đó theo 1 chu kỳ nhất định không thay đổi được. Độ bền hay thời gian hoạt động của cầu thang máy sẽ phụ thuộc vào lưu lượng giao thông của tòa nhà. Đối với những tòa nhà cao tầng lượng dân cư đông thì hầu như thang máy phải hoạt động liên tục. Chính vì vậy nó cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện ra những hỏng hóc, các thiết bị kém chất lượng làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của thang và gây mất an toàn cho người dùng.

2. Có thể duy trì sự ổn định và độ bền của thiết bị

Cầu thang máy phải vận hành hoạt động ổn định thì mới có thể đảm bảo được sự an toàn cho các thiết bị và người sử dụng. Vì thế nếu được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ thì cầu thang máy tải khách sẽ hoạt động êm ái hơn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

3. Đảm bảo thay thế các thiết bị kém chất lượng kịp thời

Lý do cần phải bảo trì thang máy theo định kỳ

Với những thiết bị kém chất lượng thì nó sẽ gây ra hoạt động không ổn định cho thang máy dẫn tới hoạt động không ổn định. Chính vì thế, việc bảo trì thang máy theo định kỳ giúp thay thế các thiết bị kém chất lượng kịp thời để đảm bảo an toàn cho người sử dụng tốt nhất nên đảm bảo tất cả mọi thiết bị của thang máy phải được hoạt động ổn định, an toàn. 

4. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Thang máy là phương tiện giao thông giúp con người di chuyển trong các nhà cao tầng dễ dàng hơn, giúp họ giảm sức lao động và tiết kiệm thời gian. Vậy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì mỗi chiếc cầu thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ để có thể kịp thời phát hiện và xử lý những lỗi có thể xảy ra.
Với những tiêu chí cơ bản trên cho thấy việc bảo trì thang máy theo định kỳ là việc làm rất quan trọng, nó không chỉ đem lại sự ổn định, êm ái khi hoạt động mà còn là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hơn thế nữa đây còn là vấn đề chính để kéo dài tuổi thọ cho mỗi chiếc thang máy hiện nay.