• Thang máy gia đình

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy ôtô

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy bệnh viện

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy căn hộ

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Cách chọn thang máy gia đình phù hợp tiết kiệm chi phí

Khi chọn thang máy gia đình chúng ta cần cân nhắc các lựa chọn sau :

Nên lắp đặt thang máy gia đình nhập khẩu hay thang máy gia đình liên doanh?

Thang máy gia đình nhập khẩu chất lượng tốt phải có xuất xứ chính hãng từ các nước có công nghệ thang máy phát triển như: Nhật Bản, Đức, Italia, Mỹ, Hàn Quốc...Các loại thang máy này đều đã khẳng định được thương hiệu quốc tế và đó là sự đảm bảo cho chất lượng. Các thương hiệu nổi bật: Mitsubishi, orona, koyo, Schindler, Kone...

Thang máy liên doanh (lắp ráp trong nước) có tốt không ?

Tại Thang Máy Hưng Phát các loại thang máy liên doanh đều được lắp ráp từ 80% linh kiện nhập khẩu từ các hãng Mitsubishi, Nippon, Hitachi (Made in Japan), Shindler, Wurttemberg (made in Germany), Gem và Montanari (made in Italia). Đặc biệt 100% các bộ phận chính: Động cơ, cáp kéo, tủ điều khiển, hệ thống an toàn thang...đều nhập nguyên kiện từ các hãng này.
Các bộ phận còn lại như: Cabin, phụ kiện, cửa, bảng điều khiển...đều nhập từ Hàn Quốc và được lắp ráp tại nhà máy Đại Phong (ISO 9001 – 2014) với các mẫu thiết kế theo catalogue Hàn Quốc.
Các loại thang lắp ráp trong nước mà Đại Phong cung cấp đều đáp ứng các tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn thang máy quốc gia TCVN 7168-1:2007 - ISO/TR 11071-1:2004
- Tiêu chuẩn Châu Âu về an toàn lắp đăp và vận hành thang máy EN 81-20/50
Như vậy: Nên chọn lắp đặt thang máy gia đình nhập khẩu hay liên doanh?
Thạc sỹ Nguyễn Minh Hiếu: “Với kinh nghiệm đã lắp đặt hơn 2000 thang máy gia đình và đứng trên góc độ lợi ích khách hàng thì lựa chọn lắp đặt thang máy gia đình liên doanh là lựa chọn tối ưu hơn bởi 3 nguyên nhân:
Chất lượng thang máy (tính an toàn và vận hành ổn định, độ bền, tính thẩm mỹ, tính hiện đại) thì thang máy liên doanh và thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là như nhau. Vì 2 lý do: các linh kiện chính: Động cơ, tử điều khiển, cáp...đều nhâp từ các hãng như Mitshubishi, Wurttemberg, Montanari... Và các bộ phận gia công trong nước đều thực hiện bằng máy CNC với vật tư nhập hoàn toàn từ Hàn Quốc, Nhật, Đức...
Dễ tích hợp với thiết kế ngôi nhà: với thang nhập nguyên kiện thì đều có kích thước, mẫu mã nhất định nên khá kén công trình, đặc biệt là công trình nhà dân. Nhưng với thang máy gia đình liên doanh thì có thể thiết kế Cabin (kích thước, kiểu dãng và mẫu mã, màu sắc) phù hợp với thiết kế từng ngôi nhà.
Tiết kiệm chi phí: Thang máy liên doanh có giá từ 50% đến 70% so với thang nhập nguyên chiếc.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Cách nhận biết máy phát điện sử dụng động cơ Hyundai chính hãng

Hyundai là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ chế tạo động cơ Diesel. Hiện nay, trên thị trường máy phát điện, khách hàng khó có thể phân biệt được nguồn gốc sản phẩm nếu không thực sự am hiểu thị trường. Bài viết này sẽ phần nào giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát về thương hiệu Hyundai.
Máy phát điện động cơ Hyundai 20KVA.

Hyundai là 1 tập đoàn lớn đa ngành, riêng về lĩnh vực động cơ Diesel cho công nghiệp, các động cơ Hyundai cung cấp như là: động cơ cho ô tô, máy kéo, máy xúc, tàu thủy, máy bơm chữa cháy, máy phát điện.
Hyundai không sản suất các công suất nhỏ, chỉ sản xuất động cơ diesel công suất dành cho máy phát điện công nghiệp từ 20KVA đến 335KVA cung cấp cho các đối tác lắp ráp máy phát điện. Hyundai tập trung vào sản xuất tổ máy phát điện công nghiệp lớn từ 5.500 KVA đến 100.000KVA.
Nhận diện động cơ diesel Hyundai chính hãng dành cho máy phát điện:
- Hyundai chính hãng nhập khẩu tại Hàn Quốc, hiện tại Hyundai chưa có nhà máy Hyundai sản xuất động cơ tại các quốc gia khác.
- Nếu là động cơ Hyundai chính hãng, ngoài giấy tờ CO, CQ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, khách hàng có thể nhận diện qua model động cơ.
- Model Động cơ Hyundai được dập nổi 1 cách tinh xảo trên thân máy như sau:

Nghiên cứu thiết kế thang máy ở Việt Nam

Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia kéo theo nhu cầu về đô thị hóa tăng cao. Các dự án đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới, chung cư cao cấp, trung tâm thương mại được xây dựng ngày càng nhiều. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ thang máy ở Việt Nam sẽ tăng lên rất nhanh trong những năm tới.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường năng lực trong nước để thiết kế lắp đặt các hệ thống thang máy do trong nước sản xuất với chất lượng tốt và giá thành hạ. Trước yêu cầu đó, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao Công nghệ và Phân tích do TS. Lê Xuân Rao làm chủ nhiệm đã nghiên cứu – thiết kế thang máy ứng dụng công nghệ cao phục vụ nhà cao tầng – tăng tỷ lệ nội địa hóa”.
Theo khảo sát của công ty SGE Schindler năm 2004, thị trường Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ khoảng 1000 đơn vị thang máy và thang cuốn mỗi năm. Đa số các thang máy đang được sử dụng có độ cao vào loại thấp nhất so với thế giới, phổ biến là dùng trong các tòa nhà từ 5 – 20 tầng. Tuy nhiên, theo dự báo nhu cầu sử dụng thang máy sẽ tăng lên khi các tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều theo sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Cùng với việc cung cấp và lắp đặt các hệ thống thang máy ngoại nhập, các công ty thang máy trong nước đã và đang tích cực nghiên cứu để có thể tự thiết kế và sản xuất được các cấu kiện trong thang máy. Một điều đáng mừng là đến nay các công ty thang máy của ta đã sản xuất được 70% thiết bị chính (theo đánh giá của Bộ công nghiệp).
Nhìn chung các hãng trên thế giới sản xuất thang máy đều có các chỉ tiêu kỹ thuật về cơ khí như:
  1. Kết cấu cơ khí thang máy phải đảm bảo vững trắc;
  2. Hệ thống cơ khí phải đảm bảo thang máy chuyển động êm, an toàn;
  3. Tháng máy được lựa chọn là loại có hệ thống tời kéo phía trên hố thang;
  4. Hệ thống chân đế phải được thiết kế an toàn nhất;
  5. Kết cấu ca bin, khung cửa phải được làm bằng vật liệu có chất lượng cao;
  6. Số điểm dừng lấy theo số tầng cần phục vụ;
  7. Loại thang thường dùng là loại có cửa lùa mở từ giữa về hai phía;
  8. Hệ thống ray dẫn hướng cho ca bin và đối trọng phải là loại ray đặc chủng;
  9. Hệ thống đối trọng dùng gang đúc có tỉ trọng cao;
  10. Hệ thống cáp kéo phải đảm bảo hệ số an toàn;
  11. Có hệ thống giảm chấn phù hợp với ca bin và đối trọng đặt ở dưới đáy giếng thang.
Trên cơ sở đó, thang máy được vận hành theo nguyên lý vào/ra và di chuyển: Tại mỗi cửa tầng đều bố trí các nút gọi thang máy. Khi nhận lệnh gọi của hành khách, thang máy sẽ di chuyển đến từng tầng có lệnh gọi theo một thứ tự nhất định và mở cửa buồng thang máy để hành khách bước vào. Thang máy sẽ tự động di chuyển tới tầng đã chọn đồng thời hiển thị vị trí hiện thời của buồng thang. Trong quá trình di chuyển nếu nhận được tín hiệu gọi của tầng tiếp theo thì thang máy sẽ tự động dừng lại ở tầng đó đón hành khách mới rồi mới tiếp tục di chuyển tiếp. Trong quá trình đi lên, thang máy sẽ không nhận lệnh gọi của các tầng thấp hơn vị trí hiện thời và ngược lại.


Khi di chuyển đến tầng hành khách đã chọn thì thang máy sẽ tự động giảm tốc độ từ từ và dừng hẳn khi đến đúng cửa tầng. Lúc này cửa thang máy sẽ mở ra cho hành khách bước ra đồng thời đón những hành khách mới. Như vậy, hệ thống điều khiển thang máy hiện nay là được thiết kế theo phương thức điều khiển có tín hiệu phản hồi. Các cảm biếm được sử dụng trong thang máy chủ yếu là: Cảm biến trọng lượng để chống quá tải thang máy; Cảm biến vị trí để xác định vị trí buồng thang trong quá trình chuyển động; Cảm biến gia tốc để hạn chế tốc độ và gia tốc di chuyển của buồng thang; và công tắc giới hạn hành trình để hạn chế hành trình di chuyển của buồng thang. Trong hệ thống truyền động tự động của thang máy, chất lượng truyền động thể hiện qua việc thang chuyển động nhanh, dừng êm và chính xác không gây cảm giác đột ngột cho người trong thang.
Vấn đề đảm bảo an toàn cho người sử dụng luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà sản xuất thang máy. Hệ thống các tín hiệu an toàn giúp việc lường trước được những tình huống có thể xảy ra khi vận hành, đồng thời có thể khắc phục sự cố một cách nhanh nhất. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong quá trình hãm của hệ thống khi vận hành thang thì quá trình hãm dừng buồng thang là rất quan trọng, nó không những ảnh hưởng tới năng suất mà còn liên quan tới mức độ an toàn của hệ thống. Do vậy, để đảm bảo quá trình phanh có mức độ êm dịu và độ dừng chính xác trong các thang máy chở người, trước khi phần cơ khí làm việc, người ta thường hạ tốc độ của động cơ xuống tốc độ quay nhỏ. Hệ thống an toàn và thiết bị bảo vệ sự cố đóng vai trò quan trọng cho chất lượng của thang máy hiện đại. Các thiết bị an toàn phải được tính toán chọn một cách hợp lý chính xác. Hệ thống an toàn cơ khí phải được kết hợp với hệ thống an toàn điện, điện tử để tạo nên độ tin cậy cao tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc.
Với thang máy hiện đại ngày nay các thiết bị an toàn phải được trang bị đầy đủ, hiện đại, có độ tin cậy cao. Hệ truyền động cửa tầng thang được thực hiện chủ yếu là hệ biến tần động cơ và hệ truyền lực đai cuốn. Hệ thống này có nhiều ưu điểm trong điều khiển truyền động đóng mở cửa êm, chính xác và tác động nhanh. Việc bảo vệ các trường hợp sự cố được kiểm soát chặt chẽ và có các đầu ra điều khiển các thiết bị chấp hành khác. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một hệ truyền động hiện đại, có đầy đủ cả chế độ thực hiện khi mất điện và việc đóng cắt chuyển nguồn cho an toàn thiết bị. Nhờ có hệ thống chống mất nguồn đột ngột, hệ điều khiển không bị ảnh hưởng do được nuôi bằng một hệ chống mất nguồn công suất nhỏ, các cảm biến vị trí và các hệ đo lường cảnh báo khác vẫn làm việc bình thường.
Tuy nhiên, do nguồn bị mất, động cơ truyền động bị dừng lại trong thời gian tức thời. Lúc này, thiết bị điều khiển động cơ phải xả nguồn do các hệ lưu tích điện đang chứa và chuẩn bị đóng nguồn mới, cắt hệ nguồn cũ tránh có điện trở lại gây xung đột nguồn. Sau khi nguồn mới được cấp, chương trình điều khiển sẽ làm việc theo một chương trình mới dành cho sự cố mất điện, chương trình này sẽ điều khiển thang về tầng gần nhất sau đó mở cửa tầng để cho người đi ra, đồng thời từ chối tất cả các lệnh gọi khác, cảnh báo hệ thống bị mất điện. Lúc này hệ thống cho phép việc mở cửa cabin, các hệ thống chuông báo và liên lạc thực hiện. Sau đó truyền động công suất lớn khác sẽ không được thực hiện nhằm tiết kiệm điện năng có hạn của bộ lưu điện dự phòng. Khi hệ thống có điện trở lại, các rơle cảm nhận trạng thái mất điện sẽ có phản hồi cho biết nguồn điện đã có, hệ thống sẽ tự động thực hiện tuần tự các thao tác xả điện dư, đóng nguồn mới và thực hiện theo chu trình điều khiển bình thường. Hệ thống lưu điện được phục hồi dần công suất bằng hệ thống nạp tự động.
Như vậy, toàn bộ các hoạt động của thang máy được thực hiện theo sự điều khiển của phần mềm trung tâm như: phần mềm điều khiển cho modul thiết bị trung tâm; phần mềm cho vi xử lý thực hiện và truyền thông; phần mềm bảo vệ, cảnh báo và xử lý khi gặp sự cố; phần mềm điều khiển nâng hạ êm, chính xác buồng thang; phần mềm mô phỏng toàn bộ hoạt động của thang máy; … Các phần mềm đó một mặt giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động của thang máy, cách vận hành và điều khiển động cơ, buồng thang, nguyên lý điều khiển kết hợp của thang máy… Mặt khác còn xử lý vấn đề quá tải đảm bảo tính an toàn và bảo vệ thiết bị cho thang cũng như người sử dụng thang máy.
Thang máy được thiết kế để di chuyển với một tốc độ nhất định. Tuy nhiên với mỗi loại thang máy có tốc độ khác nhau thì khi tiến hành thiết kế phần mềm điều khiển thang đều phải tính toán để cho hoạt động của thang máy được tối ưu nhất dựa trên hai chỉ tiêu: Thời gian chờ đợi của khách hàng là ngắn nhất, và quãng đường di chuyển của thang máy là ngắn nhất.
Qua 2 năm bắt tay thực hiện nghiên cứu, thiết kế (2004 – 2005), thang máy được tìm hiểu, nghiên cứu thiết kế từ phần cơ khí, điều khiển, hệ thống truyền nhận hiển thị tín hiệu gọi tầng…. và được tiến hành thử nghiệm. TS. Lê Xuân Rao – chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết: “Từ những kết quả đó, chúng tôi tin tưởng có thể áp dụng được kết quả của đề tài vào thực tiễn trong thời gian tới, góp phần tăng tỉ lệ nội địa hóa trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.”
Theo Diễn đàn xây dựng

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Làm sao để quảng cáo hiệu quả trong thang máy

Ai thích xem một màn trình diễn buồn tẻ, vô hồn, thiếu lửa?

Hình dung là bạn có hẹn với một khách hàng là CEO công ty tư vấn nổi tiếng có văn phòng tại tầng 40 tòa nhà Bitexco. Khách hàng do sàn giao dịch BĐS đối tác giới thiệu sau khi đặt cọc mua căn hộ dự án chung cư cao cấp và có nhu cầu vay ngân hàng. Đúng hẹn 2:00pm bạn có mặt ở quầy tiếp tân công ty.
Trong khi vẫn đang trao đổi với cô thư ký về mục đích cuộc gặp thì CEO từ phòng trong bước ra. Ông ta bắt tay bạn và xin lỗi vì ngay bây giờ ông phải đi tham gia một cuộc họp báo gấp. Ông ấy cũng nói do không còn thời gian nữa nên muốn trao đổi nhanh với bạn trong lúc đi thang máy
Vâng! Nếu bạn là một RM có vài năm kinh nghiệm thì ít nhiều cũng từng gặp tình huống tương tự thế này – giới chuyên môn trong nghề gọi là ‘elevator test’ (kịch bản bán hàng trong thang máy).
Mặc dù khách hàng có hẹn để tìm hiểu và trao đổi chi tiết về sản phẩm dịch vụ, nhưng lúc gặp nhau – vì nhiều lý do, khách hàng chỉ có vẻn vẹn vài phút dành cho bạn. Và trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, khách hàng cũng đặt ra những câu hỏi rất cụ thể và thẳng thắn. Nếu không để lại ấn tượng gì trong khoảng 2-3 phút đi từ tầng 40 xuống sảnh, khả năng là bạn sẽ không còn cơ hội gặp lại khách hàng.
Câu hỏi mà những người như vị CEO trên thường đặt ra là:
“Cho tôi một lý do vì sao nên giao dịch với bạn?” “Nêu tên một khách hàng rất hài lòng với sản phẩm của bạn, tại sao?” “Hãy đưa ra lý do thuyết phục tôi nên giao dịch với bạn thay vì đối thủ X?” “Điều gì tôi có thể tin cậy được ở người bán hàng như bạn?” Vv và vv…
Với khách hàng VIP, họ không thích dài dòng và cũng chẳng có thời gian để cho bạn trình bày SPDV một cách mạch lạc theo đúng quy trình bán hàng trực tiếp. Họ muốn câu trả lời rất ngắn gọn và thuyết phục. Mà muốn vậy, bạn cần phải rất am hiểu SPDV, nắm bắt kỹ thông tin, khéo léo phản ứng và tự tin xử lý mọi tình huống.
Để vượt qua được bài ‘elevator test’ như vậy – trước khi đi gặp khách hàng, hãy tự hình dung và trả lời tất cả các câu hỏi có thể có, đặt ra nhiều kịch bản và giải quyết, nêu hết mọi tình huống và cách xử lý vv…
Luôn xuất hiện trước mặt khách hàng một cách tự tin và thuyết phục nhất. Nên nhớ, màn ‘trình diễn’ đầu tiên này hết sức quan trọng và có tính quyết định. Mỗi lần đi bán hàng hãy xem như một lần lên sâu khấu biểu diễn, khách hàng là khán giả và bạn chính là người nghệ sĩ được kỳ vọng phải tỏa sáng…
Ai thích xem một màn trình diễn buồn tẻ, vô hồn, thiếu lửa?
Trịnh Minh Thảo
Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Nhật Bản ra mắt hệ thống thang máy nhanh nhất thế giới

Mới đây một công ty của Nhật Bản đã cho ra mắt hệ thống thang máy nhanh nhất thế giới với vận tốc lên đến 72 km/h trong một tòa nhà cao tầng ở Trung Quốc. Đó là tòa nhà Trung tâm Thương mại CTF tại thành phố Quảng Châu, nơi sẽ được lắp đặt hệ thống thang máy nhanh nhất thế giới.


Theo tin chúng tôi nhận được tập đoàn điện tử và kỹ thuật Mitsubishi của Nhật sẽ lắp đặt 95 thang máy, bao gồm hai thang máy có tốc độ siêu nhanh, thang máy tốc độ nhanh và thang máy hai tầng. Hệ thống thang máy đi từ tầng một đến tầng 95, với chiều dài thân trục khoảng 440 m, chỉ trong 43 giây.

Thang máy mitsubishi này sử dụng động cơ nam châm vĩnh cửu mới, đồng thời được trang bị hệ thống phanh chịu nhiệt cao. Tốc độ nhanh nhất của thang máy là 1.200 m/phút, tương đương 72 km/h.

Hãng này sẽ cung cấp hệ thống thang máy này cho tòa nhà Trung tâm Tài chính CTF tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tòa nhà CTF cao 530 m, gồm 111 tầng và sẽ trở thành tòa nhà cao nhất tại Quảng Châu. CTF được dự kiến mở cửa hoạt động vào năm 2016 với hệ thống văn phòng, khách sạn và khu căn hộ.

Thang máy nhanh nhất thế giới hiện nay được sử dụng tại tòa nhà Taipei 101 ở Đài Loan với tốc độ 60,6 km/h

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Quy định Kiểm định chặt chẽ với thang máy cũ

Để giảm bớt những tai nạn do thang máy gây ra thì biện pháp tốt nhất là các cơ quan ban ngành nên kiểm soát, quản lý được những thang máy hoạt động trên địa bàn, và nhất là với những thang máy cũ đã hoạt động lâu năm.
Mới đây nhà nước ban hành quy định tại thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2014.
Trong  Thông tư này cũng quy định thì đối với thang máy điện hạn kiểm định là 4 năm/lần, đối với thang máy đã sử dụng trên 20 năm thì thời hạn kiểm định là 1 năm/lần. Ngoài ra thì đơn vị sản xuất chế tạo nếu đưa ra quy định ngắn hơn về hạn kiểm định này thì đơn vị sử dụng phải tuân theo quy định của đơn vị sản xuất, cung cấp.

Bên cạnh đó việc kiểm định phải được chuẩn bị kỹ càng để những yếu tố bên ngoài không gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm định, các yếu tố an toàn vệ sinh lao động và vận hành máy móc phải luôn được đảm bảo. Để thang máy, thang cuốn, được phép hoạt động thì sau khi kiểm định đạt yêu cầu đơn vị tổ chức kiểm định phải cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
Sau khi thông tư chính thức có hiệu lực thì các cơ quan, ban ngành, đơn vị, cá nhân sử dụng tuân thủ đúng theo thông tư, có như vậy mới đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng thang máy, nhất là với những thang máy đã hoạt động lâu năm.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Nhật dự kiến sẽ đưa thang máy lên vũ trụ

Các nhà khoa học tại đại học Shizuoka đã phối hợp với Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản để chuẩn bị thử nghiệm thang máy đi lên vũ trụ, theo Techtimes.

Về lý thuyết, một chiếc thang máy vũ trụ sẽ hoạt động như sau: hành khách di chuyển trên phương tiện kết nối với cáp treo, cáp treo này lại được gắn vào vật đối trọng đặt trong môi trường không trọng lực trên vũ trụ.

Vì công nghệ này không sử dụng tên lửa nên không tiêu tốn lượng lớn nhiên liệu đốt, giá thành cũng sẽ rẻ hơn. Nếu cần, phương tiện có thể di chuyển lên hoặc xuống nhờ vào cáp treo.
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có thí nghiệm nào thành công, nhưng không có nghĩa ý tưởng này sẽ rơi vào quên lãng, nhất là đối với các nhà khoa học tại Nhật Bản.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học Shizuoka đã tạo ra công nghệ thang máy vũ trụ mang tên Space Tethered Autonomous Robotic Satellite-Cube hay còn gọi là STAR-C. STAR-C được chế tạo dưới dạng một vệ tinh siêu nhỏ cung cấp cáp treo nối giữa Trái Đất và trạm vũ trụ quay theo quỹ đạo, cao bên trên bầu khí quyển.

Nguyên mẫu của STAR-C được công bố tại Nhật Bản vào ngày 8 tháng 6 năm nay, có chứa một tàu thăm dò nặng 2,66 kg. Vệ tinh này gồm hai khối lập phương 10 cm được gắn với dây dẫn dài 100 m làm từ sợi Kevlar, loại vật liệu có độ bền cao.

Năm 2014, các giáo sư Masahiro Nomi và Yoshiki Yamagiwa đã trình sáng kiến về thang máy vũ trụ lên JAXA. Cũng trong thời gian đó, cơ quan này cũng đang tìm kiếm vệ tinh thích hợp để phóng từ Kibo đến trạm không gian ISS.STAR-C sẽ được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và sau đó thả xuống từ Kibo, một khối khoang sở hữu bởi Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Khi bay trong vũ trụ, hai khối lập phương của STAR-C sẽ tách khỏi nhau để kiểm tra tính an toàn của dây cáp Kevlar.

Kết quả của thí nghiệm sẽ cung cấp thông tin hữu ích về tiềm năng cải tiến thang máy vũ trụ, cũng như những cân nhắc trước khi thiết kế và phát triển phiên bản đầy đủ của công nghệ này. Bên cạnh đó, thí nghiệm cũng thu thập dữ liệu nhằm phát triển công nghệ dọn rác thải vũ trụ quay quanh Trái Đất. STAR-C sẽ gửi dữ liệu về Trái Đất thông qua tần số sóng radio.

Đại học Kagawa tại Nhật Bản cũng đã tiến hành hai thí nghiệm sử dụng mô hình giống với STAR-C, nhưng chúng đều thất bại trong việc thu thập dữ liệu thông tin.

Ngoài ra, một công ty khác tại Nhật Bản tên là Obayashi tuyên bố sẽ xây dựng thang máy vũ trụ vào giữa thế kỷ 21.