Để giảm bớt những tai nạn do thang máy gây ra thì biện pháp tốt nhất là các cơ quan ban ngành nên kiểm soát, quản lý được những thang máy hoạt động trên địa bàn, và nhất là với những thang máy cũ đã hoạt động lâu năm.
Mới đây nhà nước ban hành quy định tại thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2014.
Trong Thông tư này cũng quy định thì đối với thang máy điện hạn kiểm định là 4 năm/lần, đối với thang máy đã sử dụng trên 20 năm thì thời hạn kiểm định là 1 năm/lần. Ngoài ra thì đơn vị sản xuất chế tạo nếu đưa ra quy định ngắn hơn về hạn kiểm định này thì đơn vị sử dụng phải tuân theo quy định của đơn vị sản xuất, cung cấp.
- Ý nghĩa việc bảo trì thang máy
- Các hình thức bảo trì thang máy
- Những điều cần biết về bảo trì thang máy
Bên cạnh đó việc kiểm định phải được chuẩn bị kỹ càng để những yếu tố bên ngoài không gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm định, các yếu tố an toàn vệ sinh lao động và vận hành máy móc phải luôn được đảm bảo. Để thang máy, thang cuốn, được phép hoạt động thì sau khi kiểm định đạt yêu cầu đơn vị tổ chức kiểm định phải cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
Sau khi thông tư chính thức có hiệu lực thì các cơ quan, ban ngành, đơn vị, cá nhân sử dụng tuân thủ đúng theo thông tư, có như vậy mới đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng thang máy, nhất là với những thang máy đã hoạt động lâu năm.