• Thang máy gia đình

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy ôtô

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy bệnh viện

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

  • Thang máy căn hộ

    Công ty cổ phần phát triển công nghệ Hưng Phát

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Thang máy bị hỏng người dân phải đi trên mái nhà

Đã nhiều tháng nay, bà bầu, trẻ nhỏ, người già tại một khu chung cư ở Hà Nội đã đánh cược tính mạng khi đi qua mái tôn trên sân thượng vì thang máy hỏng.

Video bà bầu, trẻ nhỏ, người già tại chung cư G9 (phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đánh cược tính mạng khi đi qua mái tôn trên sân thượng vì thang máy chung cư hỏng.

Tại khu chung cư G9 (phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nơi có 120 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu, nhiều tháng nay người dân phải treo lên mái nhà, đi qua mái tôn để xuống tầng 1 vì lý do thang máy chung cư bị hỏng.

Ông Nguyễn Đức Lẫm, Tổ phó Tổ dân phố số 5 – phường Xuân Tảo cho biết, chung cư G9 là khu tái định cư được đi vào hoạt động từ năm 2006, với 3 toà nhà được gọi là Đơn nguyên 1, 2 và 3. Tuy nhiên, khoảng 8 tháng nay thang máy ở đơn nguyên 1 và 3 bị hỏng, ở đơn nguyên 2 thì chỉ còn một thang hoạt động.



Hàng ngày già trẻ, gái trai tại khu chung cư G9 phải leo qua mái tôn ở tầng thượng để xuống mặt đất.

Chính vì thế, người già, trẻ nhỏ, bà bầu sống ở trong khu chung cư này phải di chuyển bằng cách đi lên tầng thượng (tầng 10), sau đó vượt qua mái chung cư bằng tôn sang thang máy đơn nguyên 2 để đi xuống mặt đất. Đối với những hộ dân sống ở tầng thấp thì phải chấp nhận đi thang bộ.

Tại thời điểm trưa ngày 23/1, ghi nhận của phóng viên cho thấy, rất nhiều người dân trong đó có cả những cụ già ngoài 80 tuổi, cháu nhỏ chưa đầy 2 tuổi và bà bầu gần 8 tháng phải di chuyển lên nóc nhà để có thể xuống được mặt đất.

Chị T. ở tầng 9, đơn nguyên 3 đang mang bầu gần 8 tháng cho biết, trước kia khi bụng còn nhỏ chị có thể đi bộ xuống tầng 1 được. Nhưng 2 tháng nay bụng to, đi bộ vừa mệt vừa không đảm bảo an toàn nên chị chọn cách di chuyển qua mái nhà để được đi thang máy.

Đáng nói có cả những trẻ nhỏ và bà bầu liều mình băng qua mái chung cư.

“Tôi đi qua đó thật sự rất run sợ, nhưng không còn cách nào khác, đành phải đánh cược tính mạng mình để xuống được tầng 1. Không hiểu đến lúc tôi đau đẻ, sinh con sẽ như thế nào”, chị T. lo ngại.

Còn cụ L. cũng sống ở tầng 9, đơn nguyên 2 thì chia sẻ: “Những hôm nắng ráo, tôi cũng liều đi qua đó, nhưng tần xuất ít, thông thường tôi đi thang bộ, từ tầng 9 xuống tầng 1 phải nghỉ 3 lần”.

Còn bà N. (ở đơn nguyên 1) sáng nào cũng phải dắt 2 cháu đi bộ qua mái tôn trên tầng thượng thì nói với vẻ hoảng sợ: “Lần đầu tôi nhắm mắt đi qua, xong rồi quen dần, nhưng vừa đi vừa sợ. Chỉ khi nào qua được mái tôn đó, tôi mới thấy đã an toàn”.
Sự nguy hiểm rình rập khi mái tôn sập sệ.
Theo những người dân sống ở khu vực này, do người dân vượt mái tôn khu chung cư trong suốt 1 thời gian dài, vì thế các tấm tôn đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều chỗ cong vênh, đứt gãy vì thế nguy cơ người dân bị rơi xuống là rất dễ xảy ra.

“Chúng tôi đã kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù UBND thành phố đã hứa hẹn sẽ khắc phục trong thời gian ngắn nhất”, vụ Tổ phố tổ dân phố số 5 cho hay.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại khu chung cư G9:



Đã 8 tháng nay người dân khu chung cư G9 phải leo bộ lên mái nhà vì thang máy hỏng.

Có những cháu nhỏ được bố mẹ dắt qua mái nhà vô cùng nguy hiểm.

Chị T. bầu 8 tháng hàng ngày vẫn phải đi qua mái chung cư 10 tầng, vì không còn lựa chọn nào khác. Mỗi khi đi như vậy, chị phải có sự hỗ trợ của người thân.

Ngay bản thân chị mang bầu di chuyển vô cùng khó khăn. Chị lo ngại nếu trở dạ ở tại nhà thì sẽ không biết phải như thế nào. Chỉ khi nào xuống đến mặt đất, chị T. mới thấy an toàn.

Không chỉ có bà bầu trẻ nhỏ, mà còn cả người già hàng ngày phải leo trèo để xuống được mặt đất. Cụ già 80 tuổi khi di chuyển qua mái nhà thấy tim đập chân run. Ở một khu vực khác, người dân phải bắc ghế để trèo qua mái nhà.


Mái tôn trên tầng thượng đã xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ sập bất kể lúc nào. Những miếng tôn sắc lẹm là mối nguy hiểm cho người dân khi di chuyển qua mái nhà.
Nguồn: eva.vn

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Mẹ Việt đèo con bằng 'lồng chim' để tránh rét khi đi xe máy

Thời tiết miền Bắc mùa này có những ngày mưa rét, để tránh mưa rét cho cậu bé, người mẹ chở con phía sau bằng một chiếc lồng quây kín bằng nilon trong suốt và nhựa như lồng chim.
Xem thêm:
>> Mua điều hòa sưởi ấm mùa đông
>> Lắp đặt thang máy
Độc giả Quang Tiến chia sẻ đoạn video cho mục "Chuyện giao thông hôm nay" của VnExpress, ghi lại cảnh một người mẹ chở con nhỏ phía sau xe máy trong một chiếc lồng như lồng chim. Video này cũng được đăng tải trên mạng xã hội và nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Chiếc xe máy cũ mang biển số Hà Nội chạy trên đường quốc lộ sáng ngày 20/1 đông đúc, trời lạnh, mưa bụi. Cậu nhóc vài tuổi ngồi trong chiếc lồng vô tư ngậm hộp sữa. Nhiều người cảm thấy xót xa cho cậu bé và bà mẹ khi phải di chuyển trong trời lạnh bằng xe máy, rất nguy hiểm trên đường quốc lộ. Chưa kể, chiếc lồng kia có được chằng buộc chặt vào yên xe hay không.

Tuy vậy, cũng có nhiều người cho rằng, nếu bắt buộc phải di chuyển bằng xe máy thì đây lại là cách hay để tránh mưa gió, bụi bặm cho cậu bé. Thậm chí cậu có thể ăn, ngủ thoải mái. Cách này còn tốt hơn nhiều so với việc để con trẻ ngồi trước hoặc sau mẹ, nhất là khi buồn ngủ thì rất mất an toàn.
Nguồn: vnexpress.com

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Chế độ bảo trì thang máy định kỳ

Chế độ bảo trì thang máy định kỳ
a. Điều khoản chung
Hợp đồng bảo trì sửa chữa thang máy định kỳ được tiến hành ký kết sau khi hết hạn hợp đồng bảo hành đối với các sản phẩm của công ty hoặc đối với các loại thang khác khi khách hàng yêu cầu.
b. Hình thức bảo trì toàn diện
Công ty sẽ chịu trách nhiệm trực, sửa chữa, bảo trì giúp đảm bảo cho thang máy có thể hoạt động liên tục và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng khai thác, kinh doanh của khách hàng.
Bảo trì sửa chữa thang máy được tính toán trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khoảng thời gian 7h30 đến 17h, 7h30 đến 22h, 24/24 , kể cả Chủ nhật và các ngày nghĩ lễ.
chế độ bảo trì thang máy định kỳ

c. Hình thức bảo trì thang máy thông thường
Công ty sẽ chịu trách nhiệm trực, sửa chữa, bảo trì sản phẩm thang máy theo chế độ bảo dưỡng theo hợp đồng. Việc thay thế vật tư thiết bị (nếu có) sẽ được công ty thực hiện theo một trong ba phương thức sau :
Đối với chi phí vật tư không quá 100.000 VNĐ (trừ chi phí đèn chiếu sáng), bên B sẽ tự động thay thế miễn phí cho khách hàng.
Đối với chi phí vật tư thay thế không quá 300.000 VNĐ và chi phí cho đèn chiếu sáng, bên B có trách nhiệm thông báo cho bên A về tình trạng hư hỏng và các vật tư cần thay thế để khách hàng ký xác nhận vào “Lệnh công tác”. Việc thanh toán sẽ do bên A thực hiện cùng với các kỳ thanh toán tiền bảo trì dựa trên cơ sở của “Lệnh công tác” đã được bên A ký xác nhận.
Với chi phí vật tư thay thế có giá trị vượt quá 300.000 VNĐ, bên B sẽ cung cấp bảng báo giá nêu rõ chi tiết để bên A thông qua và xác nhận đồng ý trước khi bên B thực hiện. Bên B sẽ không chịu trách nhiệm cho việc gián đoạn hoạt động của thang máy trong trường hợp bên A chậm trễ trong việc xác nhận bảng báo giá của bên B
Bảo trì sửa chữa được tính toán trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khoản thời gian từ 7h30 17h00; 7h30 17h00 hoặc 24/24, kể cả chủ nhật và các ngày nghĩ lễ.
chế độ bảo trì thang máy định kỳ

d. Trách nhiệm của Hưng Phát
1. Đảm bảo có mặt tại hiện trường :
Trong vòng 30 phút kể từ lúc nhận thông báo sửa chữa bằng điện thoại hoặc fax đối với công trình ở nội thành TPHCM, Hà Nội.
60 phút đối với các khu vực ngoại thành
24 giờ đối với các tỉnh thành chưa có văn phòng đại diện của công ty
36 giờ đối với những nơi mà thời gian đến công trình quá 8 giờ bằng xe ô tô
Lưu kho vật tư, phụ tùng thay thế để đảm bảo thay thế ngay cho khách hàng
Thông báo, tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan trong việc sử dụng thang máy và chất lượng của vật tư, linh kiện trong thang máy.
Bảo trì, thay dầu mỡ, vệ sinh, kiểm tra tổng quát mỗi tháng một lần.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Thang máy dùng cáp kéo hoạt động như thế nào?

Thang máy phổ biến nhất ngày nay là thang máy dùng cáp kéo. Trong thang máy dùng cáp kéo, cabin được nâng lên và hạ xuống bằng dây thép thay bằng việc dùng pitong đẩy từ dưới lên như thang thủy lực.

Những dây cáp được gắn vào cabin thang máy, và đấu vòng xung quanh một pully. khi pully quay thì dây cáp cũng di chuyển theo.
Các pully được kết nối với một động cơ điện. Khi động quay làm quay pully, pully sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng thiết đặt sẵn, khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì pully quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang máy di chuyển theo chiều ngược lại chiều định sẵn. Trong thang máy không hộp số , động cơ quay pully trực tiếp của động cơ. Thông thường, pully, động cơ và hệ thống điều khiển tất cả đều được đặt trong một phòng máy trên đỉnh giếng thang máy.

Những dây cáp nâng cabin cũng được kết nối với một đối trọng, treo ở phía bên kia của pully. Đối trọng nặng hơn so với cabin khi chất đủ tải khoảng 40%. Nói cách khác, khi cabin chất đủ tải trọng và cộng thêm 40% của phần đủ tải này thì đối trọng và cabin thang máy cân bằng nhau.
Mục đích của sự cân bằng này là để bảo toàn năng lượng. Với tải trọng ngang nhau trên mỗi bên của pully, máy kéo chỉ mất một chút lực để đảo ngược cân bằng cách này hay cách khác. Về cơ bản, máy kéo chỉ tạo ra một lực thắng lực ma sát, còn trọng lượng ở phía bên kia thực hiện phần lớn công việc di chuyển. Nói một cách khác, sự cân bằng duy trì liên tục trong hệ thống. Sử dụng các năng lượng tiềm năng trong cabin thang máy (để cho nó đi xuống) tích tụ năng lượng tiềm năng trong trọng lượng (trọng lượng tăng lên đến trên cùng của trục). Điều tương tự cũng xảy ra ngược lại khi thang máy đi lên. Hệ thống này giống như một cái bập bênh có một đứa trẻ đều nặng trên mỗi đầu.
Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống guốc trượt (shoes) theo hai bên của giếng thang máy. Đường ray giữ cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại, và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin trong trường hợp khẩn cấp.

Thang máy dùng cáp kéo linh hoạt hơn và hiệu quả hơn so thang máy thủy lực. Chính vì vậy hiện nay thang máy dùng cáp kéo được sử dụng phổ biến hơn thang máy thủy lực.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Kích thước thang máy gia đình Mitsubishi loại nhỏ nhất

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT THANG MÁY GIA ĐÌNH LOẠI NHỎ NHẤT Mitsubishi 
(Tham khảo)

Loại thang
(Mitsubishi lắp ráp trong nước)
Tải trọng
250 kg
(3 người)
Công suất (KW/h)
2.5
Kích thước Cabin (mm) loại nhỏ nhất (Dài x Rộng x cao)
900 x 700 x 2100
Kích thước hố thang (mm)
1100 x 1400
Chiều sâu hố PIT (mm)
700
Chiều cao tầng trên cùng (mm)
3000
Cửa mở
2 cánh mở về 1 phía (2S), hoặc 2 cánh mở về 2 phía(C0), 3 cánh mở về 1 phía
Kích thước cửa (mm)
600 x 2100, hoặc 700 x 2100, hoặc 800 x 2100
Số điểm dừng tối đa
5 điểm dừng
Tốc độ tối đa
25m/phút – 60m/phút
Nguồn điện động cơ
1 pha 220V/50 Hz, hoặc 3 pha 380V/50Hz
Nguồn điện: Đèn + thông gió
1 pha 220V/50 Hz

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Hai sai lầm thường gặp khi đánh giá chất lượng của thang máy

Có hai suy nghĩ lệch lạc phổ biến về chất lượng thang máy sau đây:

  1. Thang máy tốt là thang của nhà sản xuất có thương hiệu tốt xuất xứ của Nhật Bản, Mỹ...
  2. Thang nào cũng được miễn là rẻ vì giống như xe máy (nổ được là chạy...)

►Sai lầm của quan điểm thứ nhất:

Thang máy được sản xuất có chất lượng vô cùng tốt như: Nippon, Otis, Toshiba....nhưng được lắp đặt, bảo hành, bảo trì không đảm bảo kĩ thuật thì thang cũng không thể vận hành tốt được.Theo tổng kết của chúng tôi thì chất lượng thang máy được cấu thành như sau:

♦ 30% là do chất lượng của thang máy( Thang máy được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, tiêu chuẩn Châu Âu EN, Tiêu chuẩn Mỹ ASTM, tiêu chuẩn Trung Quốc GB). Nhà sản xuất có thể đưa ra sản phẩm cao hơn những hệ tiêu chuẩn này hoặc tối thiểu là bằng. Hệ tiêu chuẩn này quy định rất chi tiết về vật liệu, cáp tải, khung cabin, kích thước tối ưu… của thang máy.

♦ 30% là do công tác lắp đặt, vận hành thang máy. Giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào trình độ kĩ thuật, trách nhiệm của người thợ và quy trình giám sát chất lượng lắp đặt của bộ phận thanh tra.

♦ 30% là công tác bảo trì. Chất lượng của giai đoạn này cũng phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ bảo trì, và quy trình bảo trì, bảo dưỡng của nhà cung cấp dịch vụ.

♦ 10% còn lại là do ý thức người sử dụng, thiên tai và những vấn đề khác…

►Sai lầm của quan điểm thứ hai:

♦ Thang máy quá rẻ sẽ đồng nghĩa với nguồn gốc vật liệu rẻ, không được sản xuất theo bất cứ một tiêu chuẩn nào cả, bớt xén rất nhiều các thiết bị khác ( Ví dụ: Xe ôtô không có túi khí, phanh ABS…). Thang máy rẻ có hệ thống an toàn vô cùng kém hoặc gần như không có: mạch an toàn bị bớt xén, vật liệu bị giảm bớt. Do vậy khi thang máy vận hành thì mọi người không nghĩ đến trường hợp thang bị trục trặc và hệ thống an toàn của thang không đầy đủ hoặc không có để ngăn ngừa những sự cố nguy hiểm tiếp theo xảy ra. Đối với các thang máy được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS, EN…thì bao giờ cũng có hai đến bốn phương án phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho hành khách đi thang khi có trục trặc của một linh kiện nào đó của thang. Vì vậy, hành khách hoàn toàn yên tâm với chất lượng ,độ ổn định và an toàn của thang khi thang máy vận hành.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Cách chọn vị trí lắp đặt thang máy hợp lý

Khi chọn vị trí lắp đặt và bố trí thang máy cần xem xét kỹ các yếu tố sau:

- Mọi thành viên trong gia đình đều phải sử dụng tiện lợi
- Nâng tầm thẩm mỹ ngôi nhà: Thang máy phải làm cho ngôi nhà thêm phần sang trọng, nó phải hòa với kiến trúc ngôi nhà
- Tiết kiệm diện tích sử dụng và ưu tiên tận dụng không gian cứng
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi kiến trúc sẵn có ngôi nhà.

Bạn có thể bố trí ở các vị trí sau:

- Vị trí chính giữa trong lòng cầu thang bộ (Giếng trời)
- Cuối thang bộ hoặc các bị trí kế cận cầu thang bộ
- Góc nhà và ở vị trí mà có kết nối với hành lang các tầng
- Chính giữa nhà
- Ngoài trời
tu van lap dat thang may gia dinh
(Lắp đặt thang máy gia đình ở giếng trời, hoặc các vị trí kế cầu cầu thang bộ)
tu van lap dat thang may gia dinh
(Lắp đặt thang máy gia đình bên ngoài nhà, hoặc góc hành lang)
Với các thiết kế thang máy gia đình của Hưng Phát thì chỉ cần 1,250m2 bạn đã có thể lặp đặt một thang máy gia đình 250kg theo chuẩn quốc tế EN 81-20/50 với thiết kế hiện đại và sử dụng thuận tiện.